Thủ tục hồ sơ pháp lý cần phải có khi mở tiệm giặt là?

Thủ tục hồ sơ pháp lý cần phải có khi mở tiệm giặt là?

Giặt là giặt ủi luôn là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Thay vì tiêu tốn thời gian cho công việc giặt giũ hoặc không có điều kiện để tự giặt là tại nhà, chúng ta có thể tìm đến các tiệm giặt sấy hoặc công ty giặt là. Vậy, thủ tục xin quy trình mở công ty giặt là hay tiệm giặt sấy như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu thủ tục sau đây

Thủ tục mở tiệm giặt sấy dân sinh, hộ cá thể gồm những gì?

Thủ tục pháp lý khi đăng ký cho mô hình quy mô nhỏ lẻ như này sẽ đơn giản, nhanh chóng, không phức tạp cho các nhà đầu tư.

Hồ sơ cần chuẩn bị để tiến hành đăng ký kinh doanh mở tiệm giặt sấy theo hộ gia đình gồm:

  • Hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu cửa hàng có ghi rõ địa chỉ. Lưu ý: Địa chỉ này không được thay đổi trong quá trình kinh doanh, nếu có thay đổi bạn cần đăng ký lại.
  • Giấy tờ tùy thân của chủ hộ kinh doanh (chứng minh thư hoặc hộ chiếu – bản sao công chứng).
  • Đơn đăng ký hộ kinh doanh cá thể nộp cho UBND cấp quận/huyện (lên UBND để xin mẫu đơn hoặc liên hệ với các văn phòng luật sư)

Thời gian chờ đợi để nhận giấy phép kinh doanh là khoảng 5 ngày làm việc nếu giấy tờ hợp lệ. Trường hợp giấy tờ chưa hợp lệ, cũng trong thời gian 5 ngày bạn sẽ nhận được thông báo và có thêm thời gian để sửa đổi, bổ sung.

Các khoản thuế cần đóng khi hộ kinh doanh mở tiệm giặt sấy

Bên cạnh giấy phép đăng ký kinh doanh, trách nhiệm pháp lý song song là các loại thuế liên quan mà các nhà đầu tư cần phải thực hiện đầy đủ. Bao gồm:

  • Thuế thu nhập cá nhân dựa trên tổng doanh thu của tiệm giặt là.
  • Thuế giá trị gia tăng: Nộp thuế theo quý, phạt tiền từ 2 triệu – 5 triệu nếu có dấu hiệu trốn thuế hoặc nộp chậm từ 40 – 90 ngày.
  • Thuế môn bài: Nộp chậm nhất vào ngày 30/1 hàng năm theo hình thức khoán.

Số tiền đóng phụ thuộc vào tổng doanh thu cả năm của tiệm giặt là:

  • Đóng 1 triệu đồng/năm nếu doanh thu từ 500 triệu – 1 tỷ đồng/năm.
  • Đóng 500 nghìn đồng/năm nếu doanh thu từ 300 triệu – 500 triệu đồng/năm.
  • Đóng 300 nghìn đồng/năm nếu doanh thu từ 100 triệu – 300 triệu đồng/ năm.
  • Miễn các mức thuế với tiệm giặt là có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm.

Đối với Thủ tục mở doanh nghiệp giặt sấy

Bước 1: Xác định ngành nghề kinh doanh

Để kinh doanh giặt sấy hay hệ thông giặt sấy là ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo cấp 4 số là 9620 – Giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú. Theo Quyết định số  27/2018/QĐ-TTg, nhóm 9620 được giải thích gồm các hoạt động:

  • Giặt khô, giặt ướt, là… các loại quần áo (kể cả loại bằng da lông) và hàng dệt, được giặt bằng tay, bằng máy giặt;
  • Nhận và trả đồ giặt cho khách hàng;
  • Giặt chăn, ga, gối đệm, màn, rèm cho khách hàng, kể cả dịch vụ nhận, trả tại địa chỉ do khách yêu cầu.

Loại trừ:

  • Cho thuê quần áo, trừ quần áo bảo hộ, kể cả khi giặt các quần áo này gắn liền với cho thuê được phân vào nhóm 7730 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển);
  • Sửa chữa quần áo như là một hoạt động độc lập, tách riêng được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu).

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị các loại giấy tờ khác nhau. Các loại hình doanh nghiệp hay được lựa chọn là doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. 

Ví dụ: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
    • a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
    • b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
    • c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chứckinh tếcó vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(Căn cứ pháp lý: Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp và nhận kết quả

Hiện nay, có hai cách để thực hiện đăng ký doanh nghiệp

Cách 1: Đăng ký trực tiếp:

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

Cách 2: Đăng ký qua mạng điện tử 

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP; 

Nếu sử dụng chữ ký số:

  • Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Hiện này các Thành phố và quận Huyện thường đằng ký hộ kinh doanh qua cổng thông tin điện từ và sử dụng chữ ký số.

Trình tự thực hiện:

1. Đăng ký chữ ký số bằng cách tải app của VNPT smart CA hoặc của Viettel

2. Truy cập vào cổng thông tin dịch vụ công cấp quận, huyện, thành phố để đăng ký online và sau đó in ra

3. Photo 2 bản CCCD để công chứng điện tử

4. Mang tờ khai yêu cầu cấp GPKD và 2 bản photo lên UBND cấp huyện thành phố để nộp.

Nếu sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh 

  • Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
  • Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
  • Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thông báo hồ sơ hợp lệ qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.
  • Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.
  • Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
  • Người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử. Trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 1 điều 63 Nghị Định 108/2015/NĐ-CP.

Bước 4: Thực hiện các thủ tục sau đăng ký mở công ty giặt sấy

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thêm một số thủ tục về thuế, về con dấu và công bố thông tin doanh nghiệp. 

Đây là những lưu ý về đăng ký giấy phép kinh doanh tiệm giặt ủi, giặt là mà Tiệm Giặt Sấy chia sẻ đến bạn. Hy vọng với thông tin trên, bạn có thể dễ dàng giúp bạn hiểu về việc đăng ký kinh doanh tiệm giặt phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *